Cơ thể mệt mỏi, chân tay rã
rời, khó ngủ, lo âu, năng suất làm việc giảm,…là biểu hiện báo động của suy nhược cơ thể. Có người có thể khắc phục ngay nhưng có trường hợp
chuyển thành hội chứng mãn tính, tình trạng suy kiệt kéo dài tới 6 tháng. Điều trị bệnh cần phải được chú ý từ sớm bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng và sinh hoạt khoa học.
Suy nhược cơ thể cần phải được điều trị sớm
Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh,
một số yếu tố phổ biến thường gặp như chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng,
người vừa ốm dậy do nhiễm nhiễm virus, lý nhiễm khuẩn, người bị bệnh
mãn tính, người bị căng thẳng, stress, áp lực tâm lí…. Các yếu tố trên kết hợp
với nhau làm nặng thêm tình trạng và khả năng hồi phục của bệnh nhân.
Một số bệnh nhân mắc các bệnh lí về thần
kinh, tâm thần như rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm,…cũng có nguy cơ
bị suy nhược cơ thể. Người bệnh thường uể oải, thiếu sức sống, hay cáu giận,
không tập trung vào công việc,…tình trạng này kéo dài lâu ngày cũng là nguyên
nhân phổ biến gây bệnh.
Những nguyên nhân trên gây ra các triệu
chứng như: Rối loạn giấc ngủ, ngủ chập chờn, hay gặp ác mộng, đau mỏi cơ, xương
khớp, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, tụt huyết áp, người ủ rũ không
muốn vận động. Ngoài ra, một số người mắc các rối loạn như bồn chồn, nóng giận,
hay đổ mồ hôi, chán ăn, sụt cân, buồn nôn, có trường hợp ngất xỉu. Đây đều là
những triệu chứng của suy nhược và cần được phát hiện và điều trị sớm.
Điều trị suy nhược cơ thể chú trọng điều trị nguyên nhân
Tùy theo từng nguyên nhân mà bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất.
-Đối với bệnh nhân vừa ốm dậy, bệnh nhân
sau phẫu thuật, sinh nở bị kiệt sức cần được nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe,
cần bổ sung nước và có chế độ dinh dưỡng đa dạng, nhiều chất dinh dưỡng. Bữa ăn
đầy đủ 4 thành phần cơ bản (Chất đạm, bột, đường, vitamin), ăn nhiều chất xơ và
hoa quả tươi. Chế biến món ăn dưới dạng loãng, lỏng để dễ tiêu và hấp thụ
nhanh.
-Đối với bệnh nhân mắc bệnh do lao
động quá sức cần sắp xếp lại chế độ học tập, làm việc và nghỉ ngơi cho hợp lí,
đảm bảo đi ngủ đúng giờ, tránh xa yếu tố gây áp lực. Để hồi phục nhanh cần áp
dụng các biện pháp như xoa bóp, bấm huyệt (nhất là cánh tay, khớp gối, lưng),
tập thở, tập yoga, tập dưỡng sinh…Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia,
thuốc lá,…Nếu bị suy nhược nặng và không kiểm soát được bệnh cần đến bệnh viện
thăm khám.
-Đối với người suy nhược do suy nhược thần kinh, trầm cảm, lo
âu, rối loạn giấc ngủ,…thì phải đến bệnh viện để bác sĩ kê thuốc, thường phải dùng
các thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ. Việc điều trị phải kéo dài, liên tục và
dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
Cẩm Tú.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét