Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên

Theo một khảo sát gần đây của liên ngành giáo dục, có khoảng 27% nữ sinh và 16% nam sinh ở trung học phổ thông có dấu hiệu bệnh trầm cảm, trong đó, có đến 8% học sinh bị trầm cảm ở mức độ nặng, 3% học sinh tự gây thương tích cho bản thân, một số khác thì có hành vi bạo lực, bỏ học, uống bia rượu,… Đây là một thực tế rất đáng lo ngại và cần có sự quan tâm của cả gia đình và xã hội.


Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên gồm những gì?

Thanh thiếu niên là lứa tuổi có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý, bởi vậy mà những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở lứa tuổi này thường bị các vị phụ huynh xem nhẹ và cho là điều hiển nhiên. Vì thế, việc phát hiện và điều trị trầm cảm ở thanh thiếu niên gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Đa phần những trường hợp được đưa đến bệnh viện điều trị khi đã ở mức độ nặng hoặc đã chuyển biến thành những loại bệnh tâm thần khác nghiêm trọng hơn.
Để nhận biết sớm dấu hiện bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên, các chuyên gia khuyến cáo các vị phụ huynh cần đưa con mình ngay tới bệnh viện thăm khám nếu con có ít nhất 5 trong số các biểu hiện sau, kéo dài từ 2 tuần trở lên:
-         Buồn bã, khí sắc giảm, cảm giác trống rỗng. Đối với các em gái có thể hay khóc hơn, các em nam thể hiện ở các hành vi bạo lực, tìm tới chất kích thích để quên đi nỗi buồn,…
-         Giảm sự quan tâm đến mọi thứ, kể cả những thú vui trước đây của bản thân.
-         Ăn nhiều hoặc không muốn ăn một cách bất thường, tăng hoặc giảm cân một cách đột ngột.
-         Rối loạn giấc ngủ (khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều).
-         Tăng hoặc giảm vận động bất thường, tính tình dễ bị kích động hoặc ngược lại phản xạ rất kém.
-         Mất năng lượng, uể oải.
-         Tự ti về bản thân, nghĩ mình vô dụng, mọi tội lỗi là do bản thân gây nên.
-         Không tập trung được vào bất cứ việc gì, kết quả học tập sa sút.
-         Hay nghĩ về cái chết hoặc có ý định làm hại bản thân, muốn tự tử.
Các biểu hiện như đã liệt kê ở trên thường diễn biến rất âm thầm lặng lẽ. Bởi vậy, các bậc cha mẹ cần phải chịu khó quan sát con mình thường xuyên, để ý những thay đổi dù là nhỏ nhất của con để kịp thời phát hiện bệnh trầm cảm và biết được mức độ bệnh của trẻ.

Dự phòng trầm cảm là việc quan trọng hàng đầu

Bệnh trầm cảm có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, học tập đối với thanh thiếu niên. Vì vậy, cha mẹ cần tránh tạo áp lực về học tập cho con một cách thái quá, nên quan tâm động viên trẻ thường xuyên, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi tập thể, các buổi học ngoại khóa,… Giúp trẻ sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi hợp lý, nhắc trẻ ăn uống đủ chất và tập thể dục thể thao hàng ngày.
Bên cạnh đó, khi con có những dấu hiệu cảnh báo trầm cảm, cha mẹ có thể lựa chọn cho con những loại thảo dược thiên nhiên giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm như: hợp hoan bì, ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, táo nhân,… Hiện nay, để thuận tiện hơn cho quá trình sử dụng và bảo quản, những loại thảo dược quý này đã được các nhà khoa học kết hợp và bào chế dưới dạng viên nén trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Sản phẩm có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu, giúp phòng ngừa, làm giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm, suy nhược thần kinh.

Năm 2015, Kim Thần Khang đã vinh dự nhận được giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2015” do “Hội khoa học và công nghệ lương thực, thực phẩm Việt Nam” trao tặng.


Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin sản phẩm cũng như về bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên, hãy truy cập website Kimthankhang.vn hoặc điện thoại về số 04.38461530/ 08.62647169 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn.

Bảo Ngọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét