Khi
nói đến trầm cảm, chúng ta thường quan tâm đến các triệu chứng về cảm xúc như mệt
mỏi, buồn chán, không quan tâm hay hứng thú với những hoạt động xung quanh, hay
khóc hoặc có xu hướng tự tử. Nhưng ngoài những triệu chứng chính về cảm xúc, trầm
cảm còn đặc trưng bởi tâm trạng lo lắng và tình trạng đau nhức. Các triệu chứng
của sự lo lắng bao gồm bồn chồn, khó chịu, rối loạn, hay do dự. Nỗi đau thể xác
có thể bao gồm đau cơ, đau đầu, đau dạ dày. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về
mối liên hệ của sự lo lắng và đau với trầm cảm cũng như cách đối phó với chúng.
Đau và sự lo lắng là biểu hiện trong
chứng bệnh trầm cảm
Triệu chứng của trầm cảm thường bao
gồm cả lo lắng và đau đớn
Bạn
có thể nghĩ rằng trầm cảm và lo lắng là các vấn đề sức khỏe tâm thần riêng biệt.
Tuy nhiên, các triệu chứng thường chồng chéo lên nhau, đặc biệt là nếu bạn đang
bị trầm cảm nặng. Với cả trầm cảm và rối loạn lo âu, bạn đều có thể cảm thấy lo
lắng, dễ bị kích động, mất ngủ hoặc khó tập trung.
Những
người bị trầm cảm nặng hơn dường như cũng mang nỗi đau thể xác nhiều hơn. Các
nhà nghiên cứu không có kết luận rõ ràng lý do tại sao trầm cảm gây ra nỗi đau
thể xác. Nó có thể liên quan đến mức độ cao hơn của các cytokine ở những người
bị trầm cảm. Đây có thể là yếu tố kích hoạt cơn đau. Dù do nguyên nhân nào đi nữa
thì sự kết hợp giữa trầm cảm và đau đớn có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Đau mạn
tính có thể làm cho các triệu chứng khác của trầm cảm tồi tệ hơn. Đau mạn tính
cũng là một yếu tố nguy cơ gây tự tử. Vì vậy việc điều trị triệu chứng đau
trong chứng bệnh trầm cảm là rất quan trọng.
Phương pháp giảm đau và cải thiện
tình trạng lo lắng
Việc
điều trị trầm cảm cũng có thể giúp giảm bớt sự lo lắng và cơn đau của người bệnh.
Có một số phương pháp rất hiệu quả để giúp giảm đau và lo lắng sau:
Điều
trị thường bao gồm một sự kết hợp của thuốc và liệu pháp nói chuyện. Bác sỹ có
thể kê toa một loại thuốc chống trầm cảm, ví dụ như một chất ức chế tái hấp thu
serotonin có chọn lọc (SSRI). Người bệnh cần tuân thủ thực hiện đúng với hướng
dẫn điều trị từ bác sỹ. Không điều chỉnh hoặc ngưng liều mà không tham khảo ý
kiến bác sĩ kê đơn thuốc.
Bác
sỹ cũng có thể sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) để điều trị cho bạn.
Đây là một hình thức trị liệu nói chuyện và được đánh giá là rất hữu ích để điều
trị trầm cảm. Trò chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần cũng có thể giúp
bạn quản lý tốt hơn chứng đau mạn tính.
Bạn
cũng có thể tự cải thiện tâm trạng, sức khỏe bằng việc thay đổi lối sống lành mạnh
hơn như tập thể dục thể thao đều đặn, ăn uống đầy đủ, thư giãn, sắp xếp công việc
hợp lý, vui chơi và giao lưu với mọi người nhiều hơn.
Sử
dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để cải thiện triệu chứng trầm cảm. Chúng
ta có thể sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hàng ngày để hỗ trợ điều trị
cũng như phòng ngừa trầm cảm, cải thiện tình trạng đau và sự lo lắng. Phương
pháp này cũng mang lại tác dụng tích cực và an toàn cho người dùng bởi không
gây tác dụng phụ. Nổi bật là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang với tác dụng hỗ
trợ điều trị suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, đau đầu, mất ngủ, stress… sẽ
giúp cải thiện triệu chứng của người bệnh, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, tùy
đáp ứng của từng cơ địa bệnh nhân mà hiệu quả tác dụng của sản phẩm là khác
nhau.
Để
hiểu thêm về sản phẩm, chúng ta hãy cùng nghe GS.TS Nguyễn Văn Thông - Chủ nhiệm khoa thần kinh bệnh
viện TƯ Quân đội 108 - Ủy viên Ban chấp hành hội thần kinh Việt Nam, nói về tác
dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
GS.TS Nguyễn Văn Thông nói về tác dụng
của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
KimThần Khang vừa vinh dự nhận giải thưởng "Top100 – sản phẩm tốt nhất cho gia
đình, trẻ em lần thứ 4 – năm 2016" do "Bộ Lao động – Thương binh và
xã hội" trao tặng tháng 7 năm 2016.
Kim Thần Khang
vinh dự nhận giải thưởng
Thiên Quang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét