Hiện nay trầm cảm là một trong những vấn
đề sức khỏe được quan tâm nhiều nhất vì chúng ta đã nhìn nhận được những ảnh
hưởng của nó lên đời sống xã hội cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Có khá nhiều phương pháp điều trị cho chứng bệnh này, tuy nhiên vẫn có số lượng
không ít người bệnh không đáp ứng với điều trị, từ đó thuật ngữ trầm cảm kháng
trị ra đời. Cùng tìm hiểu về trầm cảm kháng trị qua bài viết sau.
Trầm cảm kháng trị được
hiểu như thế nào?
Trầm cảm kháng trị là gì?
Người
bệnh trầm cảm không được cải thiện tình trạng dưới trị liệu chống trầm cảm
thích hợp được gọi là trầm cảm kháng trị (TRD). Không có định nghĩa trầm cảm
kháng trị nào được hoàn toàn chấp nhận và cũng có nhiều tiêu chuẩn được đưa ra
để định nghĩa về nó. Nhưng có nhiều yếu tố góp phần vào sự kháng trị mà chúng
ta có thể chấp nhận, bao gồm: các bệnh lý và bệnh tâm thần kèm theo mà không
được điều trị, không tuân thủ điều trị, những sang chấn tâm lý xã hội…
Hiện
nay để kiểm soát trầm cảm kháng trị là sử dụng các hướng điều trị như: tăng
liều thuốc chống trầm cảm, kết hợp nhiều phương pháp, thay đổi phương pháp, sử
dụng thiết bị điện tử trong điều trị, trị liệu nhận thức hành vi. Mặc dù không
có công thức chính xác nào cho điều trị trầm cảm kháng trị, nhưng nghiên cứu về
lĩnh vực này đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây. Một tiếp cận
về vấn đề này là thử nghiệm lâm sàng tên là STAR*D (Các phương pháp điều trị
phối hợp để giảm trầm cảm). Điều này giúp nâng cao hiểu biết của chúng ta về
chẩn đoán và điều trị trầm cảm kháng trị và nâng cao chất lượng cuộc sống của
các bệnh nhân trầm cảm kháng trị.
Hiện
nay, người bệnh trầm cảm có khá nhiều chọn lựa trong phương pháp điều
trị (thuốc điều trị, liệu pháp tâm lý, liệu pháp choáng điện,…). Phần lớn các phương pháp này an toàn và dễ được chấp nhận hơn. Tuy nhiên, 10-30% người bệnh trầm cảm không đáp ứng hoàn toàn với trị liệu thuốc đầu tiên. Những trường hợp trầm cảm kháng trị này là nguyên nhân đưa tới 30% trường hợp trầm cảm mạn tính.
trị (thuốc điều trị, liệu pháp tâm lý, liệu pháp choáng điện,…). Phần lớn các phương pháp này an toàn và dễ được chấp nhận hơn. Tuy nhiên, 10-30% người bệnh trầm cảm không đáp ứng hoàn toàn với trị liệu thuốc đầu tiên. Những trường hợp trầm cảm kháng trị này là nguyên nhân đưa tới 30% trường hợp trầm cảm mạn tính.
Ngày
nay để tránh sự đánh giá chủ quan của thầy thuốc và người bệnh về trầm cảm
kháng trị, chúng ta sẽ dựa vào thang đánh giá triệu chứng trầm cảm có giá trị
như Montgomery Asberg Depression Rating Scale (MADRS) hay Hamilton Rating Scale
for Depression (HAM-D) để xác định mức độ kháng trị. Được coi là không đáp
ứng (Nonresponse) khi điểm số thuyên giảm dưới 25% sau 4 tuần điều trị với liều
lượng thuốc chống trầm cảm đúng. Đáp ứng một phần (Partial Response) khi điểm
số thuyên giảm từ 25-50% sau 6-8 tuần điều trị với liều lượng thuốc phù
hợp. Được coi là đáp ứng khi điểm số thuyên giảm 50%.
Những yếu tố có thể gây nên
trầm cảm kháng trị
Đặc điểm lâm sàng của cơn trầm cảm: các triệu chứng trầm cảm có
kèm hoảng loạn, lo âu, sợ hãi, mất ngủ, sự kéo dài của giai đoạn trầm cảm dễ gây kháng
trị.
Cơ địa người bệnh: tuổi, giới, việc sử dụng chất kích thích, những
bệnh lý mắc kèm.
Yếu tố sinh hóa: Nhận thấy sự giảm sút lưu lượng máu ở vùng đỉnh
và trán trên bên trái ở những người bệnh trầm cảm kháng trị.
Yếu tố dược động học: Tình trạng uống rượu nhiều cũng như nghiện
thuốc lá và sử dụng các thuốc phối hợp có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa của
thuốc chống trầm cảm.
Những yếu tố kháng trị giả: Uống thuốc không đủ liều. Người bệnh tự ý
ngưng thuốc khi cảm thấy khá hơn một chút mà không biết rằng đây mới chỉ là đáp
ứng ban đầu của điều trị. Cũng có trường hợp ngưng vì tác dụng phụ.
Các yếu tố gia đình: Sự
không hạnh phúc trong hôn nhân, không nhận được sự quan tâm từ xã hội, mức sống
kinh tế thấp thường là những yếu tố gây ra sự kém đáp ứng đối với điều trị.
Trầm
cảm kháng trị rất dễ xảy ra nếu người bệnh không tuân thủ sự điều trị từ bác sỹ,
khi đó việc điều trị sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn. Vậy để hạn chế việc xuất hiện
trầm cảm kháng trị, người bệnh cần tích cực điều trị, giữ vững tâm lý và thực
hiện theo sự hướng dẫn từ bác sỹ, tái khám đều đặn. Ngoài ra tập thể dục và có
một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng có thể cải thiện trầm cảm. Sử dụng sản
phẩm có nguồn gốc thảo dược để cải thiện triệu chứng trầm cảm. Chúng ta có thể sử
dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hàng ngày để hỗ trợ điều trị cũng như
phòng ngừa trầm cảm, cải thiện tình trạng đau và sự lo lắng. Phương pháp này
cũng mang lại tác dụng tích cực và an toàn cho người dùng bởi không gây tác dụng
phụ. Nổi bật là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang với tác dụng hỗ trợ điều trị
suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, đau đầu, mất ngủ… sẽ giúp cải
thiện triệu chứng của người bệnh, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, tùy đáp ứng của
từng cơ địa bệnh nhân mà hiệu quả tác dụng của sản phẩm là khác nhau.
Để
hiểu thêm về sản phẩm, chúng ta hãy cùng nghe GS.TS Nguyễn Văn Thông - Chủ nhiệm khoa thần kinh bệnh
viện TƯ Quân đội 108 - Ủy viên Ban chấp hành hội thần kinh Việt Nam, nói về tác
dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
GS.TS Nguyễn Văn Thông nói về tác dụng
của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
KimThần Khang vừa vinh dự nhận giải thưởng "Top100 – sản phẩm tốt nhất cho
gia đình, trẻ em lần thứ 4 – năm 2016" do "Bộ Lao động – Thương binh
và xã hội" trao tặng tháng 7 năm 2016.
Kim Thần Khang
vinh dự nhận giải thưởng
Thu Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét