Ở tuổi dậy thì, không chỉ có những sự thay đổi về tâm sinh lý mà trẻ có thể còn phải chịu khá nhiều áp lực từ việc học hành, thi cử, quan hệ bạn bè, gia đình… nên rất dễ bị trầm cảm. Nếu không chữa trị kịp thời có thể sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc. Vậy nên chúng ta cần hiểu rõ hơn về bệnh để có hướng phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả.
Bệnh trầm cảm ở lứa tuổi dậy thì
Yếu tố nguy cơ gây bệnh trầm cảm ở
lứa tuổi dậy thì
Trầm
cảm cũng như những bệnh tâm lý khác, rất khó để có thể chỉ ra nguyên nhân chính
xác. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ sau có thể gây trầm cảm:
-
Yếu tố gia đình: Những trẻ có người thân mắc trầm cảm sẽ có nguy cơ mắc cao hơn
các trẻ khác.
-
Các vấn đề trong cuộc sống: Mất đi người thân, cha mẹ ly hôn, các vấn đề về
kinh tế gia đình là những lý do phổ biến gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
-
Chấn thương tâm lý: Tương tự như các vấn đề trong cuộc sống thì việc tuổi thơ bị
lạm dụng, bị bắt cóc hoặc tra tấn là những nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh trầm
cảm tuổi dậy thì.
-
Trải qua giai đoạn tiêu cực kéo dài: Những áp lực học tập, kỳ vọng từ phía gia
đình, muốn chứng tỏ bản thân trước mặt bạn bè nhưng không thành công, bị kìm
nén bên trong khiến trẻ dễ rơi vào bế tắc, trầm cảm.
-
Sự thờ ơ, không quan tâm từ phía cha mẹ, người thân cũng khiến trẻ vị thành
niên càng cảm thấy cô độc, gây trầm cảm.
Triệu chứng của trầm cảm ở lứa tuổi
dậy thì
-
Mất niềm vui, hứng thú trong các hoạt động bình thường. Không quan tâm hoặc có
xung đột với gia đình, bạn bè.
-
Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, thường xuyên rơi vào trạng thái buồn ngủ, mắt lờ đờ,
uể oải.
-
Mệt mỏi và rối loạn ăn uống. Tăng cân hoặc sụt cân nhanh trong thời gian ngắn.
-
Luôn bi quan, nghĩ về những thất bại của bản thân. Luôn cảm thấy bản thân tội lỗi
và cho rằng sẽ không có điều gì tốt đẹp xảy ra.
-
Suy nghĩ về cái chết. Lạm dụng rượu, chất kích thích như thuốc lắc, ma túy…
Cách điều trị trầm cảm
Phương
pháp điều trị thường dùng hiện nay vẫn là thuốc. Bên cạnh những loại thuốc điều
trị, điều trị bằng tâm lý trị liệu là một phần quan trọng để giải thoát trẻ khỏi
bệnh trầm cảm.
-
Đánh giá tâm lý: Bác sĩ tâm lý sẽ nói với trẻ về những cảm xúc, suy nghĩ và
hành vi của trẻ để đánh giá được mức độ bệnh tình ở trẻ.
-
Tư vấn tâm lý: Đây là một chìa khóa quan trọng trong việc điều trị bệnh trầm cảm.
Tâm lý trị liệu cũng được gọi là điều trị nói chuyện, tư vấn hay trị liệu tâm
lý xã hội. Thường được thực hiện bởi thành viên trong gia đình hoặc 1 nhóm người
cùng mắc bệnh.
Thông
qua tư vấn tâm lý, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh trầm cảm và tìm cách
thay đổi những suy nghĩ, hành vi không lành mạnh. Tâm lý trị liệu có thể giúp
trẻ lấy lại cảm xúc hạnh phúc và kiểm soát các cảm giác bi quan hoặc giận dữ.
-
Liệu pháp hành vi – nhận thức: Nó giúp trẻ biết được những hành vi, suy nghĩ
tiêu cực, tự kiểm soát và thay vào đó những suy nghĩ tích cực hơn.
-
Một số phương pháp khác như: châm cứu, tập yoga, thiền… kết hợp với chế độ ăn đủ
chất dinh dưỡng giúp cho cơ thể được khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ, sáng tạo cũng
giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Các bậc cha mẹ hãy lưu
ý rằng các phương pháp điều trị trên không thể thay thế việc sống yêu đời và có
mục đích ở trẻ. Vì vậy cha mẹ cần phải khuyến khích, động viên trẻ. Làm trẻ hiểu
được ý nghĩa của cuộc sống và tự thoát ra khỏi "cái lồng" trầm cảm.
Ngoài
việc sử dụng thuốc điều trị cũng như các lưu ý về lối sống đã nêu trên thì người
bệnh có thể sử dụng kết hợp thêm sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ điều
trị cũng như phòng ngừa chứng trầm cảm. Phương pháp này cũng mang lại tác dụng
tích cực và an toàn cho người bệnh bởi không gây tác dụng phụ. Nổi bật là thực
phẩm chức năng Kim Thần Khang với tác dụng hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh,
trầm cảm, rối loạn lo âu, đau đầu, mất ngủ… sẽ giúp cải thiện triệu chứng của
người bệnh, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, tùy đáp ứng của từng cơ địa bệnh
nhân mà hiệu quả tác dụng của sản phẩm là khác nhau.
Cùng
nghe chia sẻ của chị Hà về cách kiểm soát trầm cảm
KimThần Khang vừa vinh dự nhận giải thưởng "Top100 – sản phẩm tốt nhất cho
gia đình, trẻ em lần thứ 4 – năm 2016" do "Bộ Lao động – Thương binh
và xã hội" trao tặng tháng 7 năm 2016.
Kim
Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng
Thanh Nhàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét