Bạn
có thể nghĩ rằng trầm cảm là một tình trạng không liên quan đến các vấn đề sức
khỏe khác của cơ thể. Tuy nhiên trầm cảm cũng có thể đi kèm với bệnh mạn tính
hoặc một chấn thương đột ngột. Khi điều đó xảy ra, trầm cảm không chỉ ảnh hưởng
đến tâm trạng và các mối quan hệ của bạn, nó còn có thể làm giảm khả năng phục
hồi của các bệnh lý kèm theo. Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh mạn tính nào đó,
thì bạn nên cảnh giác với những dấu hiệu có thể có của bệnh trầm cảm. Nếu bạn
đang đối mặt với những tình trạng sức khỏe dưới đây thì hãy cảnh giác với bệnh
trầm cảm.
Những tình trạng sức khỏe có thể dẫn
đến trầm cảm
5
tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến trầm cảm
1. Chấn thương
Điều này sẽ đúng
hơn trong trường hợp bạn là người thích hoạt động, một vận động viên hay nhà
thám hiểm thì những hoạt đông của bạn sẽ giúp bạn tạo ra một chuỗi các hormone
hạnh phúc làm cho bạn có tinh thần thoải mái. Khi bất ngờ gặp chấn thương hay một
tai nạn khiến bạn không thể hoạt động tốt như trước, ảnh hưởng đầu tiên đó là
việc các hormone giúp bạn thấy thoải mái sẽ bị giảm tiết, làm tâm trạng của bạn
không được vui tươi, kết hợp với sự lo lắng về tình trạng chấn thương như những
suy nghĩ tiêu cực về bệnh, suy nghĩ về việc sau này bạn không thực hiện các hoạt động ưa thích nữa, tất cả
sẽ làm tâm trạng của bạn dần xuống dốc, kéo dài sẽ có nguy cơ cao mắc trầm cảm.
2. Phụ nữ sau
sinh
Không có nguyên
nhân chính xác gây ra chứng trầm cảm sau sinh, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng
nó có thể xuất hiện bởi những thay đổi hormone trước và sau khi sinh con. Những
biểu hiện lo lắng, buồn bã, hay khóc sau khi sinh xảy ra trong thời gian ngắn
(trong vòng một tháng) có thể là điều bình thường, nhưng nếu những biểu hiện
nàykéo dài hơn một tháng hoặc nếu kèm theo những cơn giận dữ, khó chịu hoặc cảm
giác bị cô lập với thế giới, thì bạn nên nghĩ đến khả năng bị trầm cảm sau
sinh.
3. Đau mạn tính
Rõ ràng là sự
đau đớn sẽ khiến người bệnh không thể cảm thấy vui mà đôi khi nó gây cảm giác
thất vọng. Vì vậy, người bị đau mạn tính sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm. Nếu
cảm thấy vô vọng về tương lai vì đau mạn tính, bạn nên nói chuyện với bác sỹ
đang điều trị cho bạn và cân nhắc về nguy cơ trầm cảm. Điều trị trầm cảm có thể
làm giảm mức độ đau nhức của người bệnh.
4. Mất thính
giác hoặc thị giác
Khi không thể
nghe hoặc nhìn thấy tốt, người bệnh có thể cảm thấy lạc lõng với thế giới xung
quanh và kèm theo đó là sự tự ti về bản thân. Nếu bạn hoặc một người thân yêu bị
giảm thính lực hoặc tầm nhìn, hãy cảnh giác với những biểu hiện tâm trạng từ cuộc
sống hàng ngày bởi có thể xuất hiện dấu hiệu của trầm cảm. Điều trị chứng nghe
kém, nhìn kém là một bước đầu tiên trong việc giải quyết các triệu chứng trầm cảm
đồng thời kết hợp với việc điều trị trầm cảm theo các phương pháp hiện có để đạt
hiệu quả tốt hơn.
5. Bệnh mạn tính
Một loạt các bệnh
mạn tính có thể là nguy cơ gây trầm cảm. Nguyên nhân do việc phải sống chung với
một căn bệnh nào đó khiến bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi và vô vọng, đó là chưa
kể đến những hệ lụy tới cuộc sống mà triệu chứng của bệnh mạn tính gây ra. Nếu
bạn bị ung thư, bệnh tim, bệnh phổi, bệnh Parkinson, bệnh viêm ruột, rối loạn tự
miễn như lupus, hoặc bất kỳ căn bệnh mạn tính nào khác, bạn nên cảnh giác với
những dấu hiệu tâm trạng của bệnh trầm cảm. Bạn có thể cải thiện chất lượng cuộc
sống của mình và đối phó với các bệnh mạn tính của bạn tốt hơn nếu giải quyết được
bất kỳ vấn đề sức khỏe tâm thần tiềm ẩn kèm theo.
Ngày nay có nhiều
phương pháp điều trị trầm cảm - đã vượt ra ngoài việc sử dụng thuốc. Liệu pháp
tâm lý, vật lý trị liệu hay các phương pháp điều trị tự nhiên cũng mang lại kết
quả tốt trong điều trị trầm cảm. Việc điều trị trầm cảm nếu thực hiện song song
với điều trị những bệnh lý đi kèm sẽ có kết quả tốt hơn nhiều so với chỉ điều
trị một trong hai. Phương pháp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên trong
hỗ trợ điều trị trầm cảm cũng mang lại tác dụng tích cực và an toàn cho bệnh
nhân bởi không gay tác dụng phụ hay. Việc sử dụng thuốc điều trị có thể gây các
tác dụng phụ, ảnh hưởng đến bệnh lý hiện mắc, gây khó khăn hơn cho điều trị, cần
sự cân nhắc kỹ lưỡng từ bác sỹ. Nổi bật là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang với
tác dụng hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu… sẽ giúp
cải thiện triệu chứng của người bệnh, an toàn và hiệu quả. Thành phần chính của
sản phẩm là vị thuốc hợp hoan bì ( vỏ của cây hợp hoan) đã được nhiều nghiên cứu
trên thế giời khẳng định hiệu quả, kết hợp với các dược liệu quý có tác dụng an
thần như ngũ vị tử, hồng táo, táo nhân, uất kim… sẽ giúp cải thiện tâm trạng,
nâng cao sức khỏe thần kinh tâm thần cho người dùng.
Các bạn có thể
tham khảo thêm thông tin về sản phẩm Kim Thần Khang qua video sau:
Năm 2015 vừa
qua, Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng "Sản
phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng" do "Hội
Khoa học Công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam" trao tặng.
Kim Thần Khang vinh dự nhận giải
thưởng
Xuân Mai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét